Pages

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Nhà tái đình cư doanh nghiêp làm ẩu người dân lãnh đủ

Hiện nay, nhiều khu nhà tái định cư tại Hà Nội liên tục xảy ra tình trạng thang máy hỏng, chất lượng tòa nhà xuống cấp trầm trọng. Trong khi đó, thay vì bố trí những dịch vụ thiết yếu phục vụ người dân thì nhiều diện tích lại được cho thuê.
Người dân giãn dây chằng vì leo thang bộ
Nhằm phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án ở đường 2,5 khu vực Đầm Hồng, bắt đầu từ cuối năm 2011, gần 90 hộ dân tại đây đã chuyển về sinh sống tại khu A nhà tái định cư G5 gồm 11 tầng thuộc Khu đô thị Đại Kim của phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Nhưng chỉ sau hơn 3 năm nhận bàn giao căn hộ, tới thời điểm này, chung cư đã bị xuống cấp, móng nền và tường của toà nhà đã bị nứt lún nghiêm trọng. Hệ thống nước thải không bảo bảo gây ách tắc, hệ thống thang máy liên tục hỏng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của các hộ gia đình.
Khi trao đổi với phóng viên, ông Trương Trung Tích, Tổ trưởng Tổ dân phố 47, Khu đô thị Đại Kim cho hay, vì chất lượng không bảo đảm, hệ thống cầu thang máy bị hỏng thường xuyên, ngắn thì 7-10 ngày, có thời điểm đã kéo dài đến 6 tháng. Các hộ dân thường xuyên phải đi cầu thang bộ rất khổ sở vì không có cầu thang máy. Nhiều hộ dân sống tại tầng cao còn phải chuyển đến về nhà người thân để ở mỗi khi thang máy có trục trặc.
Thậm chí, ông Nguyễn Việt Hưng, chủ căn hộ 1101 đã phải thường xuyên nghỉ làm mỗi khi thang máy hỏng. Người nhà ông Hưng còn bị giãn dây chằng do leo cầu thang bộ lên tới tầng 11 bế cháu. Dù chung cư có máy phát điện nhưng lại chưa được dùng lần nào. Các hộ dân phải ì ạch leo cầu thang bộ mỗi lần mất điện. Nguy hiểm hơn là đã có lần người dân bị kẹt lại trong thang máy, phải sử dụng những dụng cụ cạy cửa cầu thang máy để có thể giải cứu người đã mắc kẹt.
Ông Tích nói, dự án đường 2,5 thì vẫn giậm chân tại chỗ chưa biết ngày mới hoàn thiện. Còn người dân sau khi tiến hành bàn giao mặt bằng cho dự án đã chuyển về khu tái định cư có chất lượng xập xệ. Chung cư cao tầng mà cầu thang máy lại liên tục bị hỏng. Đặc biệt, các hộ dân đã đóng 2% phí bảo trì khi tới nhận nhà nhưng lại chưa được dùng để bảo trì.
Đường nước thải đi chung với sinh hoạt, thường xuyên tràn ra ngoài
gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh cầu thang máy, nỗi ám ảnh của các hộ dân còn là hệ thống đường ống nước thải trong chung cư. Phóng viên ghi nhận, tại khu vực để xe của tòa nhà, nước chảy lênh láng trên nền nhà dù trời nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc rất khó chịu. Theo phản ánh của các hộ dân, vì hệ thống thoát nước bể phốt và nước sinh hoạt đi chung, đường ống lại rất bé nên rất hay xảy ra ách tắc, nước thải mùi hôi thối tràn lên cả sàn nhà. 
Doanh nghiệp xây nhà tái định cư ẩu
Những người dân sống ở khu chung cư N3B Trung Hòa - Nhân Chính (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng phải leo thang bộ hằng ngày khi thang máy bị hỏng liên tục. Năm 2006, để triển khai dự án đường vành đai 3, hơn 160 hộ gia đình đã bàn giao mặt bằng về ở khu tái định cư tại tòa nhà N3B.
Đại diện khu dân cư tòa nhà N3B bức xúc, theo quy định về việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn do TP. Hà Nội ban hành thì những trường hợp dự án không bố trí chỗ sinh hoạt cộng đồng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm dành diện tích giữ lại thuộc sở hữu riêng để dùng làm phòng sinh hoạt cộng đồng với các tiêu chuẩn tối thiểu. Tuy nhiên, bao năm qua, cư dân không có nhà cộng đồng. Trong khi đó, diện tích tầng 1 của chung cư lại được cho thuê.
Đặc biệt, các hộ dân ở khu N3B cho biết, hiện việc cho thuê diện tích tầng 1 cũng đang bị các doanh nghiệp làm ẩu, sửa chữa làm quán cafe, nhà hàng ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết cấu của chung cư. Theo đó, ngày 27/4/2014, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội (đơn vị khai thác, quản lý tòa nhà, thuộc Sở Xây dựng) cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nhà số 6 Hà Nội thuê toàn bộ diện tích ở tầng 1 nhà N3B. Mặc dù trong hợp đồng ghi rõ việc sử dụng căn hộ phải đúng mục đích, không được chuyển nhượng, chuyển đổi diện tích nhà cho thuê thông qua bất kỳ hình thức nào.
Tuy nhiên, đơn vị này gần đây đã chuyển nhượng lại phần diện tích thuê tầng 1 nhà N3B cho một doanh nghiệp khác để kinh doanh, điều đó đã vi phạm hợp đồng cho thuê. Đáng chú ý, sau khi thuê lại, đơn vị này đã thực hiện tháo dỡ, xây dựng, sửa chữa trái phép, thay đổi kết cấu của tòa nhà, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới sự an toàn của hàng trăm hộ gia đình.
Đại diện Sở Xây dựng cho hay, việc vận hành, quản lý khu nhà chung cư tái định N3B và G5 là do Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội đảm nhiệm. Theo vị cán bộ Sở Xây dựng, không chỉ khu N3B và G5 mà trong thời gian qua việc vận hành, quản lý chung cư tái định cư nói chung vẫn có nhiều bất cập và là vấn đề nhức nhối. Đặc biệt, trong số đó là các sai phạm về việc cho thuê quỹ nhà tái định cư của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội
Theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện đang giao cho các đơn vị tổng kiểm tra hoạt động quản lý, sử dụng quỹ nhà ở tái định cư tại địa bàn của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội. Trong đó, cần làm rõ những vướng mắc, tồn tại trong công tác vận hành, quản lý nhà chung cư tái định cư; những công trình nhà ở và hạ tầng kỹ thuật tái định cư, đưa ra đề xuất giải quyết cụ thể, kể cả phải thu hồi quản lý để giao đơn vị khác triển khai.

Cách lựa chọn thang máy tốt phù hợp với nhu cầu sử dụng

Bạn không có kinh nghiệm để lựa chọn 1 chiếc thang máy để phù hợp với nhu cầu sử dụng? Một sai lầm khi lựa chọn thang là lựa chọn tải trọng lớn và tốc độ cao. Trong trường hợp này, chủ đầu tư sẽ bị tăng giá trị đầu tư mà không giải quyết được chỉ tiêu giải phóng hành khách trong tòa nhà và thậm chí còn lãng phí vì:
Để lựa chọn tải trọng và lựa chọn kỹ thuật thang, loại thang và tốc độ thang máy phải dựa vào các yếu tố:
  • Diện tích sử dụng và số người trong tòa nhà
  • Mục đích sử dụng tòa nhà
  • Chiều cao tòa nhà
Từ đó, các nhà sản xuất sẽ có công thức tính trên cơ sở đảm bảo chỉ tiêu tốc độ giải phóng người trong 5 phút ở giờ cao điểm suy ra số lượng thang cần sử dụng, bố trí nhóm thang hoạt động, tốc độ và tải trọng của thang
Theo kinh nghiệm thì có thể tính toán tương đối về tốc độ:
  • Tòa nhà 8 tầng trở xuống thì có thể lựa chọn tốc độ 60m/p
  • Từ 9-14 tầng có thể lựa chọn tốc độ 90m/p
  • Từ 14-21 tầng có thể lựa chọn tốc độ 105m/p
  • Từ 21 tầng trở lên có thể lựa chọn tốc độ cao hơn là 120m/p
Một sai lầm khi lựa chọn thang là lựa chọn tải trọng lớn và tốc độ cao. Trong trường hợp này, chủ đầu tư sẽ bị tăng giá trị đầu tư mà không giải quyết được chỉ tiêu giải phóng hành khách trong tòa nhà và thậm chí còn lãng phí vì:
  • Tải trọng lớn thì công suất tiêu thụ điện lớn, giá thang cao nhưng hành khách đi thang hầu như không đủ tải trọng (Trừ giờ cao điểm)
  • Tại Việt Nam, đa số thang máy đều được dừng ở tất cả các tầng (Thời gian đóng mở cửa chiếm rất nhiều). Do đó, thang không bao giờ đạt được tốc độ định mức gây lãng phí.
Để giải quyết vấn đề này, cần hỏi chuyên gia để được tư vấn cụ thể.
Ví dụ: Thay vì dùng một chiếc tải trọng lớn và tốc độ cao thì chuyển sang sử dụng hai chiếc tải trọng nhỏ và tốc độ thấp hơn. Trong trường hợp này, giá trị đầu tư chỉ cao hơn phương án trên một chút nhưng giải quyết được rất nhiều vấn đề:
  • Tốc độ giải phóng hành khách nhanh (Nhóm thang sẽ tự xử lý và phân chia khu vực để đón khách hiệu quả nhất)
  • Chủ động phục vụ hành khách (Rất ít khi hai thang bị hỏng cùng một lúc hoặc tiện lợi cho việc bảo trì)

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Lợi ích của việc đi cầu thang bộ

Đi cầu thang máy, thang cuốn giúp chúng ta di chuyển nhanh và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như khiến hành khách bị cuốn vào thang cuốn hay thang máy gặp trục trặc khiến thang rơi tự do.
Mặc dù đã nắm trong tay bí kíp đi thang cuốn an toàn, hay phương pháp tự cứu mình khi thang máy rơi tự do, không ít người cho rằng, nếu như không phải lên tầng quá cao thì tại sao chúng ta không leo cầu thang bộ?
Bởi lẽ cầu thang bộ vừa giúp bạn sống lâu lại khiến da đẹp, dáng thon.
1. Đốt cháy 100 calo khi leo cầu thang trong 10 phút
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng leo cầu thang, được coi là hoạt động thể chất cường độ mạnh, đốt cháy nhiều calo mỗi phút, hơn là đi bộ.
Theo đó, leo cầu thang bộ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn 8-9 lần so với ngồi và gấp 7 lần so với đi thang máy.
Ước tính, trung bình một người sẽ đốt cháy ít nhất là 0,1 calo cho mỗi bước trèo lên và 0,05 calo cho mỗi bước đi xuống.
Do đó, bạn có thể đốt cháy được khoảng 100 calo bằng cách đi bộ lên xuống cầu thang trong 10 phút.
2. Leo một tầng cầu thang bằng 10 giây tuổi thọ
Một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ đã cho thấy, cứ đi được một tầng cầu thang, bạn sẽ tăng được 10 giây tuổi thọ. Bởi vậy, chỉ cần 15 phút đi bộ mỗi ngày cũng có thể giúp bạn tăng tuổi thọ của bạn lên 3 năm.
3. Càng leo thang, dáng càng đẹp - mông càng chuẩn
Với việc phải leo lên dốc, các cơ vòng mông và đùi hoạt động tối đa, giúp bạn có vòng 3 và đùi săn chắc, gọn gàng.
Nhờ đó, bạn hoàn toàn tự tin sở hữu thân hình cân đối với vòng 3 lý tưởng, đầy quyến rũ. Bên cạnh đó, việc leo thang sẽ giúp cơ thể đổ mồ hôi, thải độc cơ thể, khiến da thêm khỏe rạng ngời.
4. Leo thang giúp xương chắc khỏe, dẻo dai
Không chỉ vòng 3 mà khi leo cầu thang, các cơ bắp ở chân, cơ bụng, cánh tay và cơ bắp ở lưng đều chuyển động. Tất cả các cơ di chuyển giúp bạn có một hệ thống cơ xương chắc và khỏe mạnh hơn.
5. Cầu thang bộ - khắc tinh của béo phì
Việc leo cầu thang bộ được cho là một trong những cách giảm cân hiệu quả ở người thừa cân, béo phì.
Một nghiên cứu cho thấy, những người thừa cân có thể giảm tới 5,4 kg bằng cách leo hết hai dãy cầu thang mỗi ngày trong suốt một năm.
6. Leo cầu thang bộ giảm 29% nguy cơ đột quỵ
Kết quả nghiên cứu sức khỏe của 11.000 nam giới tại Mỹ đã chỉ ra, hoạt động thể lực như leo cầu thang có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Những người đàn ông leo cầu thang 3 - 5 lần mỗi ngày đã giảm 29% nguy cơ bị đột qụy, tương đương với việc tập thể dục thường xuyên trong thời gian dài.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Cẩm nang phải biết khi thang máy rơi

Vụ tai nạn thang máy tại một chung cư ở Hà Nội vài ngày tiếp tục làm dấy lên nỗi lo sợ của đông đảo bạn trẻ. Không hiếm người từng di chuyển bằng thang máy và giật nảy mình khi có âm thanh cột kẹt phát ra từ phía trần thang máy cũ kỹ.Với cơ chế an toàn của thang máy ngày nay, xác suất để bạn bị ảnh hưởng khi thang máy bị rơi là khá thấp. Tuy vậy, bạn vẫn nên biết những điều cơ bản sau đây nếu chuyện không may xảy ra.
Đừng cố gắng nhảy hay khuỵu gối 
Một số người khuyên rằng bạn nên nhảy lên ngay trước khi thang máy chạm đất. Đây chỉ là ''truyền thuyết'' thôi và không thực tế một chút nào. Theo lý thuyết, bạn phải nhảy lên cùng lúc và cùng tốc độ với thang máy đang rơi, điều mà con người không thể làm được.
Nên nhớ, tốc độ rơi của thang máy thường vào khoảng 160km/h trong khi bạn chỉ có thể nhảy được tối đa 3 - 4km/h mà thôi. Đấy là còn chưa nói đến việc khi rơi xuống, thang máy sẽ bị nát bét và nguy cơ trần rơi xuống đầu bạn trong lúc bạn cố gắng nhảy lên sẽ khiến bạn bị thương ở đầu nặng hơn nữa.
Một lời khuyên phổ biến khác là khuỵu gối xuống giống như vận động viên lướt sóng. Về lý thuyết, khi bạn đang ở trong thang máy rơi, đằng nào thì bạn cũng không thể đứng thẳng được rồi. Lực tác động sẽ truyền từ thang máy lên người bạn, vì vậy, việc bạn khuỵu gối như vậy chỉ gây áp lực lớn lên chân bạn mà thôi. Hơn nữa, tư thế khuỵu gối không thăng bằng có thể khến bạn té xuống sàn ở tốc độ cao và làm bạn bị thương.
Những điều cần phải làm khi thang máy trục trặc
- Nếu thang máy bị ngừng đột ngột, không cần phải sợ hết không khí hay ngộp như trong phim hay nói. Bạn vẫn có đủ oxy để thở, yên tâm nhé!
Hãy chờ giải thoát từ người bên ngoài. 
- KHÔNG BAO GIỜ được leo ra khỏi thang máy. Đây là một hành động cực kỳ ngu xuẩn, bạn đang tự giết chết mình đấy. Nguy cơ tử vong vì bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao đấy nhé. Hãy quên các ảnh siêu anh hùng cạy thang máy trong phim bạn coi đi. Bạn không làm được và tuyệt đối không nên làm theo.
- Nhấm nút ALARM/HELP/TRỢ GIÚP, gọi điện thoại nội bộ gắn trong thang máy để thông báo cho nhân viên toà nhà biết.
- Luôn bình tĩnh. Đừng quên, các anh kỹ sư đang cố gắng hết sức sửa chữa hệ thống để cứu bạn ra.
Thay vì hoảng loạn và khóc lóc, hít một hơi thật sâu và tiến hành những việc cần thiết ngay.
Tư thế chuẩn để thoát thân khỏi thang máy rơi
Tư thế chuẩn khi đang ở trong thang máy bị rơi.
Trong trường hợp xấu nhất - nhân viên toà nhà ứng phó không kịp, thang máy không dừng được..., hãy nằm song song với sàn nhà ngay lập tức, càng gần với chính giữa thang máy càng tốt. Điều này sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu tối đa thương tích của bạn.
Gối đầu lên một tay để tránh bị thương đầu, một tay che mặt để không bị gạch đá rơi xuống làm mặt bạn bị thương. Nên nhớ, sàn thang máy là nơi an toàn nhất khi thang máy rơi đấy nhé.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Nhiều người nhập viện vì rơi thang máy ở khách sạn HAGL


Đại tá Trần Phước Hương, Trưởng công an quận Hải Châu, Đà Nẵng xác nhận vụ việc cầu thang máy của tòa nhà khách sạn Hoàng Anh Gia Lai (ngã giao đường Nguyễn Văn Linh-Hoàng Diệu) bị rơi từ tầng 6 xuống tầng 1 vào tối 17.7 khiến 10 người nhập viện.
Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai

Theo cập nhật từ khoa Cấp cứu bệnh viện Đà Nẵng, vào khoảng 21 giờ 35 ngày 17.7, có 10 người (độ tuổi trên dưới năm 1990) nhập viện vì sự cố này với đa chấn thương.
Nặng nhất là trường hợp của chị Nguyễn Thị Bích Nga (N1993, trú Quảng Nam), bị gãy 1/3 giữa xương đùi bên trái, vỡ xương gót 2 bên và trường hợp anh Trương Hoàng Minh (SN 1989, trú Đà Nẵng) bị chấn thương cột sống thắt lưng, trượt L5.
8 người khác sau khi nhập viện hiện đã được xuất viện với vết thương nhẹ như bong gân, chấn thương cổ chân, xây xước...
“Đây là một sự cố. Công an đang khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân", đại tá Hương nói.
Phía khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng chưa đưa ra bình luận nào với báo chí. Nhân viên ở đây cho biết, người phát ngôn có trách nhiệm đang đi thăm nạn nhân và cũng đang chờ điều tra từ phía công an.